Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

thơ bút tre

Tuyển tập bút tre

Bọn Mỹ thật quá linh tinh
Kiện mình phá giá loại hình da trơn
Biết làm thế quái nào hơn
Để ăn số lượng giá thường rẻ đi !!!
Đấy là chúng chửa chịu suy
Giá thành rẻ mạt còn tuỳ... nhân công.

-------------------

Hôm nay tay bế, tay bồng
Rủ nhau dạo mát một vòng nhưng thôi
Nếu ngồi từ chỗ của tôi
Nhìn ra sẽ thấy cuộc đời rất to

-------------------

Cuối tuần ngày rất đẹp trời
Chị em sung sướng ngồi chơi ... ở nhà

-------------------

Hôm nay trời đẹp vô cùng
Ngồi nhà làm việc có khùng hay không ?

-------------------

Mơ lông tuy có nhiều lông
Ăn vào ngon miệng chứ không việc gì
Kể từ ngày ấy anh đi
Đời em nào có ... còn gì nữa đâu

-------------------

Hôm nay trời nhẹ lên cao
tao buồn chả hiểu vì sao tao buồn

-------------------

Tiễn anh ra bến ô tô
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm

-------------------

Trông xa một đống đen xì
Lại gần mới biết ấy thì là than

-------------------

Liên Xô thật đáng tự hào
Anh ga ga rỉn bay vào vũ tru

-------------------

Tâm tình làm tội Tâm tư
Hỏi người tri kỷ đã nhừ xương chưa?
Quanh năm sớm nắng chiều mưa
Quần quà quần quật để vừa lòng nhau

-------------------

Hôm qua đứng trước cổng trường.
Thấy thằng xe máy vượt đường băng qua
Hôm nay ra bãi tha ma
Thấy thằng xe máy hôm qua...die roài

-------------------

Xa em 30 ngày tưởng chừng là 1 tháng
Không ăn cơm, chỉ ăn phở cầm hơi.
Đêm năm canh anh chỉ ngủ bốn canh
Canh cuối cùng anh đắp chăn ngủ tiếp

-------------------

Con cò đi uống rượu đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Còn anh chả uống ngụm nào
Cũng say ngây ngất ngã vào...lòng em

-------------------

Giống ruồi là giống hiểm nguy
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều

-------------------

Để râu không phải là già
Để râu cho biết đàn bà đàn ông
Để râu không phải là dê
Để râu cho biết mình mê đàn bà

-------------------

Chị tôi lớn tuổi hơn tôi
mẹ tôi lớn tuổi hơn tôi rất nhiều
ô kìa có một cái diều
diều mà có gió thì diều sẽ..bay

-------------------

Anh đến tán em một buổi trưa
Tự dưng trời bỗng đổ cơn mưa
Trời đổ mưa nhiều, em không đổ
Anh về mài lại cái lưỡi cưa

-------------------

Chắc gì em đã tát nào
Được hôn sướng chết, làm cao nỗi gì
Mà thôi em cứ tát đi
Nhỡ răng rụng hết anh thì húp canh

-------------------

Đàn bà là đàn bà ơi
Làm chi mà nóng để đôi má hồng
Gì thì họ cũng đàn ông
Bên trong ấm áp, ngoài trông lạnh lùng
Sẻ chia biết mấy cho cùng
Trải lòng ra cũng ngại ngùng lắm thay

-------------------

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao nhiêu thiếu nữ sống trên đời
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo mình bỏ cuộc chơi

-------------------

Mắng chồng kèn kẹt suốt ngày
Ra đường hấp háy liếc trai cười tình
Ăn quà trương nứt trương phình
Còn có quả chuối cũng rình bẻ đôi
Ngồi lê kiếm chuyện lôi thôi
Việc nhà thì nhác, chốn chơi thì rành

-------------------

Ngày mai năm mới đến rồi
Chúc cho tất cả mọi người thật vui
Nụ hôn ở trển của tôi
Nồng nàn xin gửi đến môi ... mọi người

-------------------

Đi ra đầu ngõ uống cà
Phê lên phê xuống phê ra phê vào.

-------------------

Mỗi em một bó tặng cô
Đem về cô cắm vào xô vẫn thừa!

-------------------

Nhớ nhung về thị xã Phan
Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm ( mắm )

-------------------

Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

-------------------

Hôm nay mồng tám tháng ba
Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
Phần bà được một đĩa xôi
Ưu tiên phụ nữ nên tôi ăn giùm

-------------------

Chị em bắt được chim cu
Anh đem nấu cháo gật gù khen ngon

-------------------

Quê hương tôi thật tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây
Xin mời bạn hãy về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang
Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra
Đằng này là một vườn na
Đằng kia thì có mấy bà chổng mông
Cây lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười
Quê tôi đẹp lắm bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân
Con gái giờ chẳng mặc quần
Váy ngắn đến bẹn, cái chân rõ dài
Áo mặc cúc chẳng thèm cài
Vươn vai hít thở đứt vài...cái khuy

-------------------

Dừng chân đứng lại trên cầu
Bỗng đâu thấy một con trâu vàng vàng

-------------------

Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi

-------------------

Hoan hô cụ giáo Hoang Xuân
Nhị ta qua suối tụt quần cưỡi trâu.

-------------------

Ra đi đã quyết ra đi
Khó khăn trở ngại ta thì vẫn băng
Muốn băng thì phải thật hăng...
Hái xin bố mẹ cho tăng tiền vào

-------------------

Tây thì chuyện đó bình thường
Ngay cả giữa đường họ vẫn hôn nhau
Việt nam nhìn trước ngó sau
Tìm chỗ vắng vẻ làm mau roài về
....................

lượm đọc báo



Con trai yêu quý! Hôm trước con có hỏi bố về định hướng nghề nghiệp – ừ, vì con sắp phải bước vào cuộc thi chọi đầy khí thế để chen chân vào giảng đường đại học đặng sau này vợ chồng rau cháo nuôi nhau. Bố bận quá, con ạ, công việc ngập đến rốn, cấp dưới độn, cấp trên đần, nên đến hôm nay bố mới trả lời con được. Vậy con hãy đọc đây mấy dòng tu huýt của bố – tất nhiên ý bố là “tâm huyết”. Con hãy đọc đây tấm lòng của một kẻ bố yêu con .

Trước hết, con có bảo bố rằng con mộng làm giáo viên? À, con ạ, đó là một giấc ác mộng đẹp, vì nghề giáo là một nghề cao quý. Đến bây giờ đầu năm thứ tóc, xung quanh bờm xơm chính giữa trọc, bố vẫn còn thuộc lòng mấy câu thơ:

“Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời ‘Chào cô ạ’

Cô mỉm cười thật tươi”

Nhưng con ơi, thơ ca là một chuyện mà thực tế nó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Con sẽ bảo bố rằng nước ta có Nguyễn Đình Chiểu, có Võ Trường Toản, lại có Chu Văn An, vị thì viết lục bát bụi môn, viết văn tế, vị thì dâng thất trảm sớ, dạy những ba ba cá sấu thuồng luồng, thật là vẻ vang, thật là sáng chói. Bố bảo con rằng: kẻ ốm người mù, chết sạch còn đâu. Thời nay chỉ còn một lũ người không ra người ngợm không ra ngợm, thu học phí cắt cổ, dụ sinh viên vào nhà nghỉ, hiếp dâm nữ sinh lớp 9, đánh như đánh học trò lớp 5, ở nhà treo bảng giá điểm trong phòng khách, lên lớp thì giảng rặt những điều ba lăng nhăng đặng ép con người ta đi học bớt học thêm; giáo dục đại loạn. Thế nên [phẩy] thôi con chẳng nên bon chen làm gì con nhỉ, không có con giòi bọ cũng đã nhiều rồi.

Con lại muốn làm chú công an, đêm đêm tuần tra cho xóm làng yên giấc? Hoặc nhặt của rơi đem về đồn đợi người tới nhận? Hoặc súng giắt ngang h[m]ông, trừ gian diệt bạo, bảo vệ người cô thế? Tuyệt vời. Giấc mơ của con đẹp đấy. Mở mắt ra con sẽ thấy công an tát tai dân thường, công an lôi dân vào nhà trọ hiếp, công an nấp gốc cây c** lợn thổi xe, công an chui bờ chui bụi bắn tốc độ. Lớp SBC ngày xưa lái mô tô bằng chân và rạp người bắn súng, có người hy sinh khi đang bắt cướp, có người tàn tật, có người vì điều tra tội phạm ma túy mà lây nghiện, những anh hùng ngày xưa của bố giờ già cỗi cả rồi, giải thể hết rồi. Mơ tiếp đi con, thức dậy làm gì, cay mắt lắm.

Con lại muốn làm ông bác sĩ già vui tính, chữa bệnh cho con nít không lấy tiền, tìm ra thuốc mới xổ giun không gây nhiễm trùng tiêu hóa, nghiên cứu thuốc Đông y trị bệnh HIV? Ồ dê, còn gì bằng. Học ngành y hay lắm, con sẽ phân biệt được thế nào là vàng da sinh lí, thế nào là vàng da nhân, cái ghẻ nó màu gì, con sâu răng hình dạng ra sao, tại sao lại bị thiên đầu thống, các triệu chứng của thoát vị bẹn cấp, bệnh quai bị để lại di chứng gì về sau… Hay lắm. Con lại biết thề lời thề Hippocrates cũng như hứa lời hứa Hypocrites, biết bên Tàu có Hoa Đà Biển Thước thì bên ta có Hải Thượng Lãn Ông, con đi sau đít trường đại học kiến trúc thành phố sẽ không còn phải bỡ ngỡ hỏi Phạm Ngọc Thạch là cục đá nào. Ồ dê, còn gì cho bằng nữa. Hức. Nhưng ôi thôi, thời nay con sẽ thất nghiệp dài dài, con ạ. Nếu con không biết cách lừa bệnh nhân, đưa toa thuốc ung thư cho người bướu cổ, nếu con không biết bán thuốc giả, thuốc quá đát, thuốc hoàn tán cao đơn, nếu con không luyện cho thành thục tuyệt chiêu mặt dày mày dạn, thấy người hấp hối như đã chết rồi, khám bệnh răng cho con ông giám đốc trước bệnh hở van tim của bà bán rau, thì cả đời con sẽ phải nằm khoèo ở nhà mà kê đơn cho mụ vợ tới cữ hàng tháng hoặc cho thằng con út đã lên lớp bảy mà còn bị nổi sảy mé gần hậu môn…

Con lại mơ làm anh kĩ sư, ông công trình sư, bác kiến trúc sư, vẽ nên ngôi nhà đẹp, xây được con đường rộng, treo cây cầu ô văng bắc qua con sông hai bên bờ tre? Cho em thơ mỗi sáng bi bô đến trường? Cho già cỗi mỗi chiều ra công viên đánh cầu lông, đá cầu mây? Cho trẻ trung mỗi tối mò mò ra ghế đá sờ nhau và nói những những lời whisper có cánh? Cũng có một thời bố ước mơ như thế – chà, thời xưa bố còn hơn cả bây giờ, con ạ. Sự thật nó khác, khác nhiều lắm. Khi con cầm cái bằng kĩ sư, kiến trúc sư, công trình sư màu đỏ chót trên tay, con sẽ quên bẵng đi cái hoài bão xây nhà đẹp, đường rộng, cầu to mà ngày xưa con hằng ấp ủ như mái đẻ. Lúc ấy con sẽ cắm đít đọc các sách về tử vi và phong thủy để nắm các huyệt các cốc, lừa chủ nhà kiếm thêm tiền bỏ nhà băng. Con cũng sẽ tập gặm đá, gặm xi măng, gặm thép cho thật tài. Khi nhà đổ, cầu sập, nông dân chết, công nhân ngỏm, con lại trưng cái bằng của con ra, con viết lên những phương trình đầy dẫy những là xích ma, dấu chấm than, căn bậc mười bảy cùng các dấu mũ, thao thao bất tuyệt nói chuyện kỹ thuật để chứng minh rằng đời này chỉ chết vì không ai chết vì đá đè hay nằm đè lên đá. Đến khi thấy không xong, con lại sẽ phải chạy quanh, đổ cho thầu này khoán nọ, đổ cho mưa dầm lún đất, đổ cho địa tầng cà rỡn, sa tầng cà tưng. Cơ khổ.

Con lại mê làm chú nhạc sĩ, tay trái cầm cây đàn tay phải cầm cây bút Parker, sáng tác ra những bản nhạc để đời, mỗi lần hát lên là đồng bào sa lệ? Ừ, bố cũng ước ao nhà ta có người kế tục cụ tằng, đi theo con đường âm nhạc, một người nổi tiếng cả họ ké ké mùi thơm. Có thể con sẽ sáng tác nhạc cổ điển, nhạc không lời, như Môde súng sáu và Bách súng cối. Có thể con sẽ chơi nhạc rốc, con viết bài Phi-nịt, bài Í-gồ, hầu mong đồng bào ngoại công thâm hậu vừa nghe vừa tóc tai rũ rượi, lắc cổ nhịp chân. Cũng có thể con chế mấy bản kinh điển cỡ cỡ Ca-sa-bờ-lăn-ca, hoặc Bú-lê-va, hoặc Ca-lết Quít-phờ. Rồi xong, con của con ăn mì tôm, vợ của con ăn rau sống, nhà con sẽ không nuôi nổi – nếu con mua nổi một cái nhà. Vì Đàm Vĩnh Hưng sẽ không trùm mền hét bản nhạc của con. Vì Mỹ Tâm sẽ không lắc mông rú khúc hát của con. Vì anh Ưng, anh Vân, anh Đan, chị Thanh Thảo, chị Quỳnh Anh, chị Bích Hữu, các anh chị ấy sẽ không eo éo những tuyệt phẩm của con. Có gì mà éo? Không có ai thất tình, không có tay ba, không có kẻ đến trước người đến sau, không có anh chàng đẹp trai ngồi trong quán uống li cà phê, không có chuyện giữa hai người đàn ông “tôi nói anh nghe anh nghe tôi nói”, có điên mới họa may mà éo. Thôi thôi, con ạ. Chết đói đến nơi đấy, bố chẳng đùa đâu.

Con lại ái mộ ngài luật sư tung hoành ngang dọc, chạy như lăng quăng trong phòng xử án, đòi lại công bằng cho người bị oan sai, trừng phạt những kẻ gian tà. Con cày ngày cày đêm, tọng vào bụng một bồ văn sử địa đặng đi thi ban Xê. Đậu đại học luật rồi, con lại cầy đêm cầy ngầy, mệt mỏi tới mức viết sai chính tả, nhồi nhét các loại luật dân sự, hình sự, quốc sự, vô sự, nhiễu sự, và tùm lum sự nữa. Sau đấy thì con ra trường, con vào làm thư kí bồi thẩm đoàn, con leo lên được chức thẩm phán, rồi bò bò vào ghế chánh án, tay phải con cầm đế, tay trái con cầm búa. Đến lúc đấy thì, chết mẹ, con quên phắt mất cái động lực ban Xê rất là huy hoàng năm xưa. Võ khí đã có trong tay rồi, con bắt đầu mặc sức quai búa, vung đế, bẻ cái cán cân nghiêng trái quẹo phải theo ý của con – tức là của cái thằng đút tiền vào mồm con. Thế là oan tình khắp nơi, dân kêu như vạc, dân chửi như đào mả, bố đang yên vị trong mồ cũng phải đêm đêm lật bia mộ, bò dậy đi quanh, miệng huýt sáo chân nhảy bản Thriller của Mai cồ Giắc sơn, cầu cho siêu thoát.

Con cũng thần tượng chị nhà báo mặc quần bò áo thun khoét cổ hình trái tim, túi giắt mười hai cây bút bi và bảy cây bút máy, quần đeo cái máy thâu âm JVJ dung lượng 1GB $30 một cục, tay lăm lăm máy ảnh Ca nông Đi-ghi-tồ, đi phỏng vấn từ thằng giết người cho đến ông chủ tịch huyện – thật ra thời này hai loại người đó lắm khi cũng chẳng khác đếch gì nhau. Con những muốn lên mặt báo viết những bài xã luận có trọng lượng mấy ngàn kí lô Niu tơn, bênh vực kẻ thế cô. Con những mong theo gương những cụ Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Phạm Duy Tốn ngày xưa, dùng bút đâm cho mấy thằng gian ruột lủng bụng lòi, mỗi sáng uýnh thùng thiếc ca bài chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Nhưng bố bảo con, con ạ, bút giờ toàn là hàng Trung Quốc, mềm lắm, mà mấy thằng gian tà gian tế nó khoác lên người ít nhất là năm lần giáp, thế nên con có đi tập tạ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai thêm mười năm nữa cũng chẳng sờ tới rún được chúng nó đâu. Bài xã luận con viết, có cho những vàng con cũng sẽ không dám ghi cái tên rất dũng mãnh và hoành tráng mà bố mẹ đã phải nghĩ sói cả tóc mới ra là Phan Văn Đuýt Đuỵt, mà phải rụt rè sợ sệt hèn đớn thậm thụt hai chữ “PV”. Cho dù có cẩn thận che tông giấu tích như mèo giấu c** như thế, con cũng sẽ phải xộ khám như thường, vì đã trót dại động đến ông “X” bí thư, ông “Y” bí tiểu và các ông đại tiện đại loại vậy vậy. Nghe lời bố, nghề báo là bạc nghệ, không chết bắn rồi con cũng chết cùm.

Không, con ơi. Con của bố cũng có tài, cũng thông minh, cũng hiểu biết, nhưng “những-nghề-cao-cả” ấy, bố nói thẳng vào cái bản mặt cố chấp của con là con không làm được đâu.

Cái hạng con ấy à? Có mà làm ăn mày.

Ừ, phải đấy. Làm ăn mày là tốt nhất.

Làm ăn mày con sẽ dửng dưng thản nhiên không động khi nghe người ta chửi “Đồ ăn mày”.

Làm ăn mày thì nước có nghèo đến đâu cũng không xi nhê gì với con, vì con còn nghèo hơn cả nước.

Ăn mày không xây cầu sụp được, nên sẽ không có oan hồn cụt tay nào nửa đêm dựng con dậy đòi mạng.

Ăn mày không sáng tác nhạc nhảm được.

Ăn mày không vào tù vì ăn chặn đề án của chính phủ được.

Ồ dê.

Ăn mày vạn tuế.

Ừ.

Dù sao thì bố vẫn yêu con. Chúc con năm học mới thành tựu.

Con cũng đừng trách bố vì sao để con cái đi làm ăn mày. Thông cảm cho bố, đó chỉ là thói quen nghề nghiệp.

TL Bố

( Một bạn đọc cho biết tác giả là Phan Văn An, dân IT Sài Gòn)

Theo phoenixheart.net

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

cười với lượm

Thư tình tuổi 90

Cụ ông viết thư cho cụ bà ở cái tuổi gần đất xa trời.

Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắt anh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt. Nó nói thật em nhỉ, nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một.

Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc.

Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước. Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!

Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúng mùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được hai dòng. Ngày nào viết đến ba dòng thì phải truyền một lọ đạm.

Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ. Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi. Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Đinh nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói, thích quá cơ, nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì gió biển thổi.

Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa năm thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn bốn thìa thôi là thấy no căng. Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái.

Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ. Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt.

Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng em đấy hả. Khi nghe tiếng thùm thùm tức là anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ. Đến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là anh đang hôn em.

Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.

Em ngủ ngon không?

Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm. Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá. Anh bảo, thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì.

Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên blog hồi ấy, thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa. Lũ cháu hỏi, ông ơi, blog là gì. Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật. Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt. Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anh viết, em ơi, anh nhớ em lắm nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm. Thế mới bực!

Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em.

Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé.

Anh dừng bút.

Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.

Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió.

Chie (st)

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

lượm đọc báo

Tối hậu thư của mẹ Bống!

(Theo Dân trí) - Mẹ Bống ra tối hậu thư: “Hẹn trong 03 ngày, nếu không thực hiện cam kết sẽ 1- Phạt 150 triệu đồng. 2- Ra khỏi nhà”. Ôi, tưởng hai điều kiện nhưng thật ra chỉ có một. Vì 150 triệu thì mình biết kiếm ở đâu ra?

(Ảnh minh hoạ: Ngọc Diệp)

Răng thì chả ai mua cái loại vàng khè khè vì ảm đạm màu ám khói lại đang mon men bên “bờ cõi lung lay” nên phen này ra đứng đường là cái chắc. Hu.. Hu..!

Chả là ngày gần cưới, mẹ Bống giao hẹn: “Nếu lấy nhau, “lễ vật” đầu tiên của anh là sau 03 ngày phải bỏ thuốc lá”, Dễ ợt. Không cần 03 ngày, ngay sau đó 1 phút, mình xé cả cây thuốc 555 vừa mua ném vào bồn nước mà không hề nuối tiếc. Mẹ Bống về làm con dâu bố mẹ mình theo cam kết ấy.

Khoảng hơn một năm sau ngày cưới, mình tái nghiện. Lần này mẹ Bống im lặng nhưng mỗi lần… hi hi, mẹ Bống lại kín đáo thăm dò mùi thuốc lá. Mình cũng tinh ý, mỗi lần… hi hi là mình đánh răng thật sạch sẽ, nhai 3 – 4 cái kẹo cao su bạc hà thơm lừng, mát rượi. Thế mà cũng không ít lần, mẹ Bống khẽ nhíu cặp lông mày cong như lưỡi mác rồi tế nhị khẽ ngoảnh mặt đi. Cũng có lần không nhịn được, mẹ Bống cảnh cáo:

- Anh nhớ rằng trước khi cưới đã cam kết là bỏ thuốc đấy nhé. Không giữ lời hứa thì liệu đấy?

Ôi giời, nghe lời hứa của thằng đàn ông khi yêu thì có đổ thóc giống ra mà ăn. Có bắt nó hứa mua cầu Long Biên, Nhà hát lớn nó cũng hứa. Mẹ Bống ngây thơ thật.

- Không giữ đấy thì mẹ Bống làm sao? Mình gây chuyện.

- Thì tôi sẽ li dị.

He, mẹ Bống cứ dọa. Ở cái xứ mình từ cổ xưa đến nay chả có ai bị vợ bỏ vì không bỏ thuốc lá cả.

- Này, nói cho mẹ Bống biết nhé, anh đến với thuốc lá trước khi đến với em. Đừng xui anh “có mới nới cũ” nhé – Mình chày cối cãi nhăng. Mẹ Bống lẳng lặng không nói gì.

Chuyện đã êm êm mấy năm nay, bỗng hôm nay mẹ Bống lại khơi lại. Mà lần này thì có vẻ kiên quyết lắm. Quyết liệt và không khoan nhượng chứ chả chơi.

- Tôi hẹn cho anh 03 ngày, nếu không bỏ thuốc lá thì một là hãy bỏ ra 150 triệu. Hai là đi ra khỏi cái nhà này. Con thì nhỏ, nhà thì bé. Anh định giết con đấy à?

- 150 triệu đồng. Mẹ Bống điên đấy à. Nghị định cấm hút thuốc lá nơi công cộng sau 1 năm thực hiện, cả nước mới phạt được có 1,5 triệu đồng mà mẹ Bống đặt giá những 150 triệu đồng, tức là gấp 100 lần cho một mình ba Bống thì dã man quá, tàn bạo quá.

- Luật của nhà nước thì đi hỏi nhà nước còn đây là luật của nhà này, luật của tôi. Thực hiện không thì bảo?

Có. Có thực hiện chứ. Trước khi mình định lập gia đình, một nhà thơ đàn anh đã dặn rằng, em nên nhớ: “Vợ là to nhất ở trên đời…”. Và từ đó đến nay, chỉ trừ vài ba lần mình dám trái ý vợ, còn về cơ bản “Giời còn sợ vợ nữa là tôi”.

Nhưng thực hiên theo phương án nào đây? 150 triệu, không chỉ 3 ngày mà ba tháng, ba năm nữa mình cũng chả bói đâu cho đủ. Còn đi ra khỏi nhà ư? Thà chết còn hơn phải bỏ mẹ con Bống. Đừng có mơ mẹ Bống nhé.

Phen này có lẽ phải bỏ thuốc lá thôi. Nhưng bỏ cách nào đây? Mình đã mấy lần quyết tâm từ bỏ mà sao khó khăn đến thế. Chả hiểu sao ngày sắp cưới, mình lại bỏ dễ dàng thế nhỉ?

Bùi Rửa Bát

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

cười với lượm

Cái ngoan cứ cho chơi với nhau

Một đôi vợ chồng trẻ nọ mới cưới nhau, sau một lần cãi cọ, anh chồng không kìm nổi cơn giận đã "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với cô vợ.

Tối đến khi anh hối lỗi và muốn được "yêu" vợ. Anh ta bèn quay sang lấy tay ôm vợ. Cô vợ dỗi liền vạt vào tay anh ta:

- Cái tay này sáng nay đánh em, không thèm chơi.

Anh ta buồn buồn lại gác chân lên cô vợ.

- Cái chân này sáng ngày đá em, không cho chơi.

Anh ta buồn buồn đành quanh ra ngoài thở dài. Cô vợ nằm một lúc không thấy anh chồng nói gì bèn cất tiếng:

- Anh thật... cái gì nó giận nhau thì không cho chơi với nhau, còn cái không giận nhau thì anh phải để cho nó chơi với nhau chứ.

Bùi Tiến Mạnh sưu tầm

Không ngoan sẽ có nhiều cái

Một bà mẹ dẫn cô con gái nhỏ đi xem triển lãm nghệ thuật. Trong phòng gồm có tất cả các tác phẩm về điêu khắc, hội hoạ, nhiếp ảnh...

Khi đi ngang qua một bức tượng khoả thân nam, vì tò mò cô gái kéo bà mẹ dừng lại và chỉ vào cái của quí của bức tượng mà hỏi:

- Mẹ ơi! Cái này là cái gì hả mẹ?

- Đó là một bộ phận trong cơ thể đàn ông thôi con ạ, à mình đi đi con!

- Không! Con muốn xem thêm một chút nữa.

- Thôi đi đi con, con ngoan đi lớn lên thế nào con cũng có được một cái.

- Còn nếu như con không ngoan thì sao hả mẹ?

- À, nếu như con không ngoan thì con sẽ có... nhiều cái!!!

Chie (st)


Đạp mái 10 lần


Ảnh: Blogspot.

Hai vợ chồng trẻ nọ đi tham quan một trang trại, người chủ trại giới thiệu một con gà trống rất đẹp mã và nói: "Từ sáng giờ nó đã đạp mái 10 lần rồi đó!".

Người vợ quay sang chồng, hỏi giọng miệt thị:

- Nghe thấy không?

Anh này liền kéo vợ lại chỗ ông chủ trại gà và hỏi:

- Nó làm được việc ấy với một hay 10 con mái?

- Dĩ nhiên là 10 con mái rồi!

Người chồng quay sang vợ nói:

- Nghe thấy không?

Nguyễn Văn Thuật (st)


Ba viên thuốc quý



Có đôi bạn thân nhau từ nhỏ, lớn lên yêu thương nhau. Hai gia đình thấy hai đứa hợp nhau nên kết duyên cho đôi bạn trẻ.

Đôi vợ chồng trẻ sống với nhau đầm ấm nhưng chẳng thấy mụn con nào. Một hôm mẹ chồng gọi con dâu vào hỏi nguyên nhân, sau đó mới biết là chồng yếu sinh lý, đến giờ cô vợ vẫn còn "nguyên". Bà mẹ chồng nói:

- Trên núi có thầy chữa bệnh hay lắm, con thu xếp cho chồng đi chữa bệnh đi để còn bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Cô con dâu vâng lời về động viên và chuẩn bị đồ đạc cho chồng đi lên núi tìm thầy. Ngày qua ngày cuốc bộ rồi cũng tới núi. Nhưng thật xui xẻo cho anh ta. Khi đến nơi thì thầy xuống núi trị bệnh nên không gặp được. Buồn rầu anh ta kể hoàn cảnh cho các đệ tử thầy nghe. Thấy tội nghiệp, một đệ tử thầy nói:

- Tôi còn có 3 viên thuốc để xài, thấy thương tình anh đường quá xa xôi tôi để lại cho anh dùng tạm. Dịp khác anh lên gặp thầy chữa bệnh cho.

Người chồng:

- Tôi đồng ý, nhưng thuốc này dùng sao?

- Anh cứ uống vô là thấy hoành tráng liền, mệt không nghỉ. Nhưng thuốc này kỵ tiếng vỗ tay "bép bép".

- Ok, để tôi thử coi.

Anh ta uống vào là nó dựng ngược ngay, khoái trá anh vỗ tay thì nó về trạng thái bình thường.

- Ok, quá tốt - Anh chồng tâm đắc.

Anh ta trả tiền và chia tay ra về. Đi được nửa đường anh ta bán tín, bán nghi:

- Không lẽ viên kia thật còn hai viên này giả thì sao.

Anh chồng quyết định thử một viên nữa: Lên - OK, vỗ tay "bép bép" xuống. "Quá tốt!" anh ta nghĩ bụng.

Về đến nhà anh chồng liền chạy vào khoe với vợ:

- Em yêu đi tắm rửa sạch sẽ, bữa nay anh cho em hoành tráng.

Cô vợ vâng lời. Tắm rửa xong hai người vào phòng, anh chồng nói:

- Em xem đây - Anh chồng lấy viên thuốc còn lại ra uống.

Cô vợ thấy "hiệu ứng" nên khoái quá vỗ tay:

- Hoan hô chồng.

Anh chồng:

- Ơ... sao lại vỗ tay! Thế là đi tong ba viên rồi!

Bình Dương (st)


Kỳ quặc


Một anh chàng bước vào hiệu thuốc mua bao cao su, sau đó đi ra khỏi cửa hàng cười đầy kích động.

Tay dược sĩ cảm thấy kỳ quặc nhưng cũng không để ý lắm.

Ngày hôm sau, người đàn ông lại tới cửa hàng, mua bao cao su, và một lần nữa rời khỏi cửa hàng cười điên dại. Tay dược sĩ bèn nói với nhân viên của mình:

- Nếu anh chàng nọ trở lại, hãy theo dõi xem hắn đi đâu".

Hôm sau, sự việc lại như hai hôm trước. Và người nhân viên theo dõi gã thanh niên lạ.

Khoảng một giờ sau đó, nhân viên trở về.

- Cậu đã thấy hắn ta đi đâu? - tay dược sĩ hỏi.

- Nhà của ông.

D.D. (st)

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

cười với lượm

'Ăn quả nào trước?'



Ảnh: wildlife.


Một người lính canh bị đưa ra toà án binh vì tội bỏ phiên gác. Anh ta bị kết án 3 năm tù giam.
Tr
ước toà, anh ta điều trần:

- Tôi không phản đối quyết định của toà án nhưng trước hết tôi muốn kể cho mọi người nghe tại sao tôi lại bỏ gác.

Khi chỉ còn 5 phút nữa thì hết phiên, tôi thấy hai con sóc bò lại gần. Nó hít, nó ngửi, rồi mỗi con chia một bên và chui vào ống quần tôi. Nhột quá, nhưng vì kỷ luật quân đội, tôi vẫn đứng yên. Mọi việc cứ thế tiếp diễn và tôi tiếp tục phải cắn răng.

Nhưng tới khi nghe thấy chúng nó hỏi nhau "Ăn quả nào trước nhỉ?", thì tôi ú té chạy. Vậy đó, nếu có tù 30 năm tôi cũng không phản đối.

Sau đó, anh lính này chỉ phải chịu án treo.

Bao nhiêu là tiền

Có nhiều tiền không phải lúc nào cũng tốt. Hiểu rõ nhất chân lý này là những người lính trong chiến hào.

Trong chiến hào, để động viên binh sĩ, viên chỉ huy trưởng tuyên bố treo giải thưởng:

- Cố lên, cứ mỗi tên địch bị hạ các anh sẽ được thưởng tiền.

Vài giờ sau, một binh sĩ run lập cập bò vào phòng chỉ huy báo cáo:

- Thưa sếp... chúng... chúng ta sắp giàu to rồi, quanh công sự có không biết bao nhiêu... là... là "Tiền".


Hiệu ứng tâm lý


Một anh chàng tới quầy bar, ngập ngừng hỏi cô gái đang ngồi sẵn ở đó: - M...m... Cô có phiền không nếu tôi nói chuyện với cô một lát?

Cô này tự nhiên nói toáng lên:

- Không, tối nay tôi không ngủ với anh.

Mọi người quay ra nhìn họ. Anh chàng kia vừa xấu hổ vừa thất vọng, lẻn về bàn của mình. Sau vài phút, cô gái tới chỗ anh ta và nhẹ nhàng nói:

- Xin lỗi nếu tôi đã làm anh xấu hổ. Tôi là sinh viên tốt nghiệp khoa tâm lý và tôi đang nghiên cứu xem con người phản ứng ra sao trước các tình huống khó xử.

Lập tức, anh chàng quát to:

- Xéo, 200 USD thì quá là đắt!


Ai thắng ai?



Một luật sư nổi tiếng đi săn vịt trời ở ngoại ô thành phố. Ông ta bắn được một con vịt nhưng nó lại rơi vào một nông trại.
Luật sư trèo qua hàng rào vào bên trong nông trại, một nông dân chặn ông lại:

- Ông vào đây làm gì?

- Tôi đã bắn được một con vịt, nó rơi vào đây và tôi đến để lấy lại nó.

- Nhưng đây là đất của tôi, và ông không thể làm như vậy được.

- Tôi là luật sư giỏi nhất thành phố đấy, nếu ông không để tôi lấy con vịt tôi sẽ đưa ông ra tòa.

- Hình như ông không biết luật lệ ở đây, chúng tôi giải quyết những mâu thuẫn nhỏ bằng một trò chơi - Người nông dân cười rồi nói.

- Nó như thế nào - Viên luật sư hỏi.

- Là như vầy, trước tiên tôi sẽ đá ông ba cái và sau đó ông đá lại tôi cũng ba cái, cứ như vậy cho tới khi một người không còn chịu nổi nữa.

Viên luật sư nghĩ thầm và quyết định chơi trò đó, ông ta nghĩ rằng có thể dễ dàng hạ gục người nông dân già kia. Người nông dân tiến tới gần luật sư, đá cho ông ta ba cái trời giáng bổ nhào. Viên luật sư đầy căm hờn, loạng choạng đứng dậy nói:

- Và bây giờ lão già kia, tới lượt ta rồi.

- Không, tôi xin chịu thua rồi. Ông lấy con vịt đi - Người nông dân mỉm cười nói.

Chie sưu tầm