Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Say nắng



Lắm phen người ta ngỡ 'say nắng' chỉ là một cảm giác choáng ngợp, náu mình vào mái hiên mát rượi cây xanh sẽ nhanh chóng tỉnh người.

Thái Hà
Nhưng lắm lúc "Say nắng là sự trỗi dậy bất ngờ của tình yêu thực sự sau cái phút đam mê thường tình" như Ivan Bunhin từng nói, mà người ta chẳng tài nào thoát được. "Say nắng" là cảm xúc thường không lời như luồng gió nhẹ, không để lại dấu tích... "Say nắng" là thứ tình cảm không kết cục nhưng "đẹp trong những nỗi buồn nhè nhẹ"...
Có những thứ tự nhiên sẽ dừng lại. Người khôn ngoan biết đóng tim mình kịp thời, chừa cho mình một đường lui. Mỗi một duyên may nào đó giữa ta và một người có thể sẽ tốt hơn nếu chỉ dừng lại ở đó.
Những con người đi qua cuộc đời, có người ở lại mãi mãi, có người vội vàng đi... Nhưng dù đi hay ở, dù vội vã hay bình thản thì theo một cách nào đó, người ta vẫn để lại một tiếng ca, một cử chỉ đẹp, một ánh nhìn khó quên và đôi khi là... cả trái tim. 

Ở hoàn cảnh nào đó, họ thật đáng yêu, là một hình tượng đẹp ghi tạc trong ký ức vì cảm giác "say nắng" đó chính là một trong những sắc thái muôn màu của tình yêu. Dừng lại ở đó, trên dốc cao thẳng xuống lòng vực thẳm, chỉ một cái nghiêng mình, chỉ một vẫy tay là tất cả sẽ xoay chiều, sẽ thay đổi hết. Dòng thời gian trơn tuột qua từng kẽ ngón tay, mình cảm nhận được nhưng không cách nào nắm bắt. Không rõ là mình đang buồn hay đang cô đơn, trống trải? Mình chẳng thể tách bạch được rõ ràng...
Lớp này là buồn đau, lớp này là nhung nhớ, lớp này là trống vắng, là rộn ràng... Sao không đã buồn thì thôi nhớ, đã vui thì đừng đau, đã hạnh phúc thì đừng bất an, lo lắng? Giá như con người chỉ như thế, thì... đơn giản quá! Niềm tiếc nuối, ước ao ấy làm lòng tôi đau nhói. Tôi sợ cảm giác chia ly, sợ thay đổi, sợ sau này những gương mặt gần gũi thân quen đó quá xa cách với tôi.
Một lần nữa, tôi trở về với hiện tại, cảm nhận những gì xung quanh mình và tôi thấy yên vui. Khi tôi sống trong hiện tại, hoà nhập với niềm vui của mọi người, tôi cảm thấy hạnh phúc biết bao. Nhưng khi tâm trí tôi đi đến tương lai, niềm đau lại cũng xâm chiếm.
Một cảm giác vừa buồn, vừa xốn xang khó tả. Bỗng nhiên thấy mình ngày càng trở nên đa cảm hơn. Trong lòng dường như chơi vơi một nỗi nhớ, chỉ nhớ thôi nhưng không nhớ ai cả. Đừng chia tay để rồi ai cũng khóc khi tất cả quanh mình bỗng hóa thân thương.
Vài nét về tác giả:

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Cười với lượm



'Ca dao, tục ngữ' thời hiện đại (Phần 8)

Anh biết ngày mai em lấy chồng. Ba năm sống thử thế là xong.

Yêu nhau mấy núi cũng trèo.
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.
Ngại gì cái chuyện đường xa.
Không đi xe buýt thì ta đi tàu.
Bước tới nhà em bóng xế tà.
Đặt chân vào ngõ má em la.
Lom khom dưới bếp cha tìm rựa.
Thấp thoáng xa xa bóng chổi chà.
Yêu em xin nhớ lời thề.
Chưa mua "xế hộp" chưa về thăm quê.
Đàn ông năm bẩy lá gan.
Lá ở cùng vợ lá toan cùng người.
Đàn bà tám chín tiếng cười.
Tiếng nào tiếng nấy chết mười đàn ông.
Bạn ơi ngồi nhích lại giùm.
Tuy rằng khác lớp nhưng chung một trường.
(Nhiều độc giả sưu tầm)

Cười với lượm



'Ca dao, tục ngữ' thời hiện đại (Phần 7)

Cá không ăn muối cá ươn. Chồng cãi lại vợ ra đường bơm xe.
 

Nhà sạch thì mát.
Bát mẻ thì sứt môi.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ.
Tôi đây chăn nàng còn khổ hơn trâu...
Má ơi đừng gả con xa.
Chim kêu vượn hú biết đâu mà lần.
Má ơi đừng gả con gần.
Con qua xúc gạo nhiều lần má la.
Tìm em như thể tìm chim.
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông.
Tìm chi cho phải mất công.
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.
(Nhiều độc giả sưu tầm)

Cười với lượm




'Ca dao, tục ngữ' thời hiện đại (Phần 6)

Má ơi cứ gả con xa. Để con còn có đô la gửi về.
 

Lời nói chẳng mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho... lòi tiền ra!
Ví dầu cầu ván đóng đinh.
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi anh dắt em đi.
Em đi không được anh đi một mình.
Thuận vợ thuận chồng, con đông mệt quá.
Cá không ăn muối cá ươn.
Con không ăn muối con thiếu iốt rồi con ơi.
Làm trai bốn bể là nhà.
Cái loại giai ấy chắc là... ăn xin
(Nhiều độc giả sưu tầm)

Cười với lượm




'Ca dao, tục ngữ' thời hiện đại (Phần 5)

Cưới vợ thì cưới liền tay. Chớ để lâu ngày thành vợ người ta.

Bây giờ mận lại hỏi đào.
Vường hồng còn có ai vào nữa không?
Mận hỏi đào xin tỏ lòng.
Vườn hồng vắng chủ khách vòng cổng sau.
Không giàu thì phải đẹp trai.
Không thông kinh sử thì mai em xù.
Vạn sự khởi đầu nan.
Gian nan bắt đầu nản.
Một tay làm chẳng nên non.
Bốn tay chụm lại nên sòng tiến lên.
Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một nồi
(Nhiều độc giả sưu tầm)

Cười với lượm


'Ca dao, tục ngữ' thời hiện đại (Phần 4)

Nhà cao em cũng chẳng thèm. Chỉ cần vàng bạc cộng thêm hột xoàn.

Áo anh sứt chỉ đường tà.
Vứt làm nùi giẻ lau nhà cho xong.

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ.
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai.

Xa nàng nhớ cái bạt tai.
Giỡn chơi chút xíu bị hai cái liền.

Cô kia má đỏ hồng hồng.
Dừng chân anh hỏi có chồng hay chưa.

Có chồng năm ngoái năm xưa.
Chẳng may chồng bỏ nên chưa có chồng.

Cô kia chải tóc đuôi gà.
Dừng chân anh hỏi một và vài câu.

Tóc em là tóc trên đầu.
Hay là em mượn ở đâu gắn vào.

Gió đưa cành trúc la đà.
Tiếng chuông hết tiết, canh giờ chạy ra.

Mịt mù bóng của học sinh.
Chạy đi mua bánh, nhanh không hết giờ.
(Nhiều độc giả sưu tầm)


Cười với lượm




'Ca dao, tục ngữ' thời kinh tế thị trường (Phần 3)

Bầu ơi thương lấy bí cùng. Mai này có lúc nấu chung một nồi.

Yêu nhau mấy núi cũng leo.
Mấy sông cũng lội.
Nhưng nếu nghèo em bỏ đi

Còn thời cưỡi ngựa bắn cung.
Hết thời xuống chợ lượm thun bắn ruồi.

Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ.
Để về già lặng lẽ đạp xích lô.

Đất lành chim đậu.
Đất không lành đất nhậu luôn chim.

Làm giàu không khó, nhưng khó ở chỗ làm mãi mà không giàu.

Râu tôm nấu với ruột bầu.
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Tội là tội nghiệp thằng con.
Ngồi ngoài dòm miệng biết ngon là gì.
(Nhiều độc giả sưu tầm)

Cười với lượm


Cười với lượm

Ca dao, tục ngữ' thời kinh tế thị trường (Phần 2)

Khôn ba năm dại một giờ. Biết vậy dại sớm khỏi chờ ba năm.

Thương thay thân phận đàn bà.
Hơn 30 tuổi vẫn là đàn em.

Cái giường mà biết nói năng.
Thì ông hàng xóm hàm răng chẳng còn.

Miếng ngon giữa đàng.
Ai đàng hoàng là dại.

Qua cầu ngả nón trông cầu.
Cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu.

Nhà sạch thì mát.
Bát sạch hết cơm.

Ta về ta tắm ao ta.
Dù trong dù đục cũng là cái ao.

Con mèo mà trèo cây cau.
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.

Chú chuột đi chợ đằng xa.
Em là cô chuột, vào nhà đi anh.
(nhiều độc giả sưu tầm)

Cười với lượm



'Ca dao, tục ngữ' thời kinh tế thị trường (Phần 1)

Những nhận xét vui đúc kết từ một số mặt tiêu cực ngoài cuộc sống.

Anh đi, anh nhớ quê nhà.
Nhớ em mảnh đất giá ba tỉ đồng.

Hôm qua tát nước đầu đình.
Bỏ quên di động chỗ mình... mất ngay.

Ba đồng một mớ trầu cay.
Không bằng tình nghĩa một cây vàng mười.

Yêu nhau cởi áo cho nhau.
Hôm sau: Em đã có bầu, anh ơi!

Không ham nhà cửa, bạc tiền.
Chỉ ham anh có bố quyền chức to.
Nghèo nhân, nghèo nghĩa chẳng lo.
Nghèo tiền, nghèo bạc mới cho là nghèo.

Chồng người áo gấm xông hương.
Chồng em áo rách, em thương... chồng người.

Nhớ ai như nhớ láng giềng.
Chỉ mong tắt lửa tối đèn... có nhau.
Việt Hà sưu tầm

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Những cảnh báo 'độc' của cánh tài xế

Cập nhật lúc 09/06/2011 01:30:00 PM (GMT+7)

Theo: VietNamNet

Để khuyến cáo 'bạn đồng nghiệp' đừng đâm vào mình, các bác tài đã chú thích lên chính thân hình 'con cưng' của mình những dòng chú thích, mà đọc xong thì chỉ biết cười bò.

Cứ từ từ - Hà Nội không vội được đâu

Nếu điều đó xảy ra/ Cả hai ta đều khổ

Thương con thơ anh nắm chặt tay lái/ Nhớ mẹ hiền, anh đạp nhẹ chân ga/ Nếu thương em, anh đừng nên chơi gái/ Lỡ có bồ, anh đừng để có thai".

Xê ra!

Các loại cấm

Đừng đẩy em - Để tự em đi

Tà tà kiếm cơm

Hôn nhau - Hai đứa đều đau

Đừng anh! Mẹ mắng

Lái mới - Xin đại xá

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

cười với lượm

Hỏi số điện thoại

Thầy giáo hỏi học sinh: "Số điện thoại nhà con là bao nhiêu?"

Cậu bé trả lời:

- 19001772, nhấn phím 1 để gặp bố con, nhấn phím 2 để gặp mẹ con, nhấn phím 3 để gặp con. Khi gặp bố mẹ con tiếp tục nhấn phím # để thông báo tình hình học tập và bấm số người có cùng kết quả học tập như con. Gặp bất cứ vấn đề gì thầy có thể liên hệ với tổng đài bằng phím 4 để dự đoán xem có bị đuổi học hay không! Bao nhiêu người có cùng dự đoán giống thầy. Chúc thầy may mắn.

- !!!!!

Nó đếm xong trước con

Ảnh: Clipartof.

Cậu bé tơi tả về nhà với một vết tím bầm dưới mắt.

Mẹ cậu mắng:

- Mẹ bảo con bao lần là phải đếm đến 100 đã, nếu vẫn thấy tức, mới được đánh nhau cơ mà.

- Vâng, nhưng trong lúc con đang đếm thì đã bị thằng Vitca đấm một quả vào mặt rồi, vì bố thằng ấy chỉ dặn nó đếm đến 50 thôi ạ!

Đoán trước tương lai

Chồng bàn với vợ: "Anh đặt lên bàn ba thứ để xem con mình sẽ lấy thứ gì. Nếu nó lấy tờ 100 USD, tương lai nó sẽ là nhà tài chính. Nếu lấy cây viết, nó sẽ là nhà văn, còn nếu cầm quyển kinh thì nó sẽ làm linh mục".
Lát sau, cậu con vào phòng vớ cả ba thứ rồi chạy ra ngoài. Trong khi vợ còn đần mặt trước tình huống bất ngờ, chồng lẩm bẩm:

- Phương án thứ tư...

Vợ sốt ruột hỏi:

- Là sao hở anh?

- Là ăn cướp chứ còn sao nữa!

Chie sưu tầm

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

thơ bút tre

Tuyển tập bút tre

Bọn Mỹ thật quá linh tinh
Kiện mình phá giá loại hình da trơn
Biết làm thế quái nào hơn
Để ăn số lượng giá thường rẻ đi !!!
Đấy là chúng chửa chịu suy
Giá thành rẻ mạt còn tuỳ... nhân công.

-------------------

Hôm nay tay bế, tay bồng
Rủ nhau dạo mát một vòng nhưng thôi
Nếu ngồi từ chỗ của tôi
Nhìn ra sẽ thấy cuộc đời rất to

-------------------

Cuối tuần ngày rất đẹp trời
Chị em sung sướng ngồi chơi ... ở nhà

-------------------

Hôm nay trời đẹp vô cùng
Ngồi nhà làm việc có khùng hay không ?

-------------------

Mơ lông tuy có nhiều lông
Ăn vào ngon miệng chứ không việc gì
Kể từ ngày ấy anh đi
Đời em nào có ... còn gì nữa đâu

-------------------

Hôm nay trời nhẹ lên cao
tao buồn chả hiểu vì sao tao buồn

-------------------

Tiễn anh ra bến ô tô
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm

-------------------

Trông xa một đống đen xì
Lại gần mới biết ấy thì là than

-------------------

Liên Xô thật đáng tự hào
Anh ga ga rỉn bay vào vũ tru

-------------------

Tâm tình làm tội Tâm tư
Hỏi người tri kỷ đã nhừ xương chưa?
Quanh năm sớm nắng chiều mưa
Quần quà quần quật để vừa lòng nhau

-------------------

Hôm qua đứng trước cổng trường.
Thấy thằng xe máy vượt đường băng qua
Hôm nay ra bãi tha ma
Thấy thằng xe máy hôm qua...die roài

-------------------

Xa em 30 ngày tưởng chừng là 1 tháng
Không ăn cơm, chỉ ăn phở cầm hơi.
Đêm năm canh anh chỉ ngủ bốn canh
Canh cuối cùng anh đắp chăn ngủ tiếp

-------------------

Con cò đi uống rượu đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Còn anh chả uống ngụm nào
Cũng say ngây ngất ngã vào...lòng em

-------------------

Giống ruồi là giống hiểm nguy
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều

-------------------

Để râu không phải là già
Để râu cho biết đàn bà đàn ông
Để râu không phải là dê
Để râu cho biết mình mê đàn bà

-------------------

Chị tôi lớn tuổi hơn tôi
mẹ tôi lớn tuổi hơn tôi rất nhiều
ô kìa có một cái diều
diều mà có gió thì diều sẽ..bay

-------------------

Anh đến tán em một buổi trưa
Tự dưng trời bỗng đổ cơn mưa
Trời đổ mưa nhiều, em không đổ
Anh về mài lại cái lưỡi cưa

-------------------

Chắc gì em đã tát nào
Được hôn sướng chết, làm cao nỗi gì
Mà thôi em cứ tát đi
Nhỡ răng rụng hết anh thì húp canh

-------------------

Đàn bà là đàn bà ơi
Làm chi mà nóng để đôi má hồng
Gì thì họ cũng đàn ông
Bên trong ấm áp, ngoài trông lạnh lùng
Sẻ chia biết mấy cho cùng
Trải lòng ra cũng ngại ngùng lắm thay

-------------------

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao nhiêu thiếu nữ sống trên đời
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo mình bỏ cuộc chơi

-------------------

Mắng chồng kèn kẹt suốt ngày
Ra đường hấp háy liếc trai cười tình
Ăn quà trương nứt trương phình
Còn có quả chuối cũng rình bẻ đôi
Ngồi lê kiếm chuyện lôi thôi
Việc nhà thì nhác, chốn chơi thì rành

-------------------

Ngày mai năm mới đến rồi
Chúc cho tất cả mọi người thật vui
Nụ hôn ở trển của tôi
Nồng nàn xin gửi đến môi ... mọi người

-------------------

Đi ra đầu ngõ uống cà
Phê lên phê xuống phê ra phê vào.

-------------------

Mỗi em một bó tặng cô
Đem về cô cắm vào xô vẫn thừa!

-------------------

Nhớ nhung về thị xã Phan
Thiết tha mơ tưởng cô hàng nước măm ( mắm )

-------------------

Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

-------------------

Hôm nay mồng tám tháng ba
Tôi giặt hộ bà cái áo của tôi
Phần bà được một đĩa xôi
Ưu tiên phụ nữ nên tôi ăn giùm

-------------------

Chị em bắt được chim cu
Anh đem nấu cháo gật gù khen ngon

-------------------

Quê hương tôi thật tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây
Xin mời bạn hãy về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang
Con đò dịch đít sang ngang
Bên kia có một cái làng thò ra
Đằng này là một vườn na
Đằng kia thì có mấy bà chổng mông
Cây lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười
Quê tôi đẹp lắm bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân
Con gái giờ chẳng mặc quần
Váy ngắn đến bẹn, cái chân rõ dài
Áo mặc cúc chẳng thèm cài
Vươn vai hít thở đứt vài...cái khuy

-------------------

Dừng chân đứng lại trên cầu
Bỗng đâu thấy một con trâu vàng vàng

-------------------

Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi

-------------------

Hoan hô cụ giáo Hoang Xuân
Nhị ta qua suối tụt quần cưỡi trâu.

-------------------

Ra đi đã quyết ra đi
Khó khăn trở ngại ta thì vẫn băng
Muốn băng thì phải thật hăng...
Hái xin bố mẹ cho tăng tiền vào

-------------------

Tây thì chuyện đó bình thường
Ngay cả giữa đường họ vẫn hôn nhau
Việt nam nhìn trước ngó sau
Tìm chỗ vắng vẻ làm mau roài về
....................

lượm đọc báo



Con trai yêu quý! Hôm trước con có hỏi bố về định hướng nghề nghiệp – ừ, vì con sắp phải bước vào cuộc thi chọi đầy khí thế để chen chân vào giảng đường đại học đặng sau này vợ chồng rau cháo nuôi nhau. Bố bận quá, con ạ, công việc ngập đến rốn, cấp dưới độn, cấp trên đần, nên đến hôm nay bố mới trả lời con được. Vậy con hãy đọc đây mấy dòng tu huýt của bố – tất nhiên ý bố là “tâm huyết”. Con hãy đọc đây tấm lòng của một kẻ bố yêu con .

Trước hết, con có bảo bố rằng con mộng làm giáo viên? À, con ạ, đó là một giấc ác mộng đẹp, vì nghề giáo là một nghề cao quý. Đến bây giờ đầu năm thứ tóc, xung quanh bờm xơm chính giữa trọc, bố vẫn còn thuộc lòng mấy câu thơ:

“Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời ‘Chào cô ạ’

Cô mỉm cười thật tươi”

Nhưng con ơi, thơ ca là một chuyện mà thực tế nó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Con sẽ bảo bố rằng nước ta có Nguyễn Đình Chiểu, có Võ Trường Toản, lại có Chu Văn An, vị thì viết lục bát bụi môn, viết văn tế, vị thì dâng thất trảm sớ, dạy những ba ba cá sấu thuồng luồng, thật là vẻ vang, thật là sáng chói. Bố bảo con rằng: kẻ ốm người mù, chết sạch còn đâu. Thời nay chỉ còn một lũ người không ra người ngợm không ra ngợm, thu học phí cắt cổ, dụ sinh viên vào nhà nghỉ, hiếp dâm nữ sinh lớp 9, đánh như đánh học trò lớp 5, ở nhà treo bảng giá điểm trong phòng khách, lên lớp thì giảng rặt những điều ba lăng nhăng đặng ép con người ta đi học bớt học thêm; giáo dục đại loạn. Thế nên [phẩy] thôi con chẳng nên bon chen làm gì con nhỉ, không có con giòi bọ cũng đã nhiều rồi.

Con lại muốn làm chú công an, đêm đêm tuần tra cho xóm làng yên giấc? Hoặc nhặt của rơi đem về đồn đợi người tới nhận? Hoặc súng giắt ngang h[m]ông, trừ gian diệt bạo, bảo vệ người cô thế? Tuyệt vời. Giấc mơ của con đẹp đấy. Mở mắt ra con sẽ thấy công an tát tai dân thường, công an lôi dân vào nhà trọ hiếp, công an nấp gốc cây c** lợn thổi xe, công an chui bờ chui bụi bắn tốc độ. Lớp SBC ngày xưa lái mô tô bằng chân và rạp người bắn súng, có người hy sinh khi đang bắt cướp, có người tàn tật, có người vì điều tra tội phạm ma túy mà lây nghiện, những anh hùng ngày xưa của bố giờ già cỗi cả rồi, giải thể hết rồi. Mơ tiếp đi con, thức dậy làm gì, cay mắt lắm.

Con lại muốn làm ông bác sĩ già vui tính, chữa bệnh cho con nít không lấy tiền, tìm ra thuốc mới xổ giun không gây nhiễm trùng tiêu hóa, nghiên cứu thuốc Đông y trị bệnh HIV? Ồ dê, còn gì bằng. Học ngành y hay lắm, con sẽ phân biệt được thế nào là vàng da sinh lí, thế nào là vàng da nhân, cái ghẻ nó màu gì, con sâu răng hình dạng ra sao, tại sao lại bị thiên đầu thống, các triệu chứng của thoát vị bẹn cấp, bệnh quai bị để lại di chứng gì về sau… Hay lắm. Con lại biết thề lời thề Hippocrates cũng như hứa lời hứa Hypocrites, biết bên Tàu có Hoa Đà Biển Thước thì bên ta có Hải Thượng Lãn Ông, con đi sau đít trường đại học kiến trúc thành phố sẽ không còn phải bỡ ngỡ hỏi Phạm Ngọc Thạch là cục đá nào. Ồ dê, còn gì cho bằng nữa. Hức. Nhưng ôi thôi, thời nay con sẽ thất nghiệp dài dài, con ạ. Nếu con không biết cách lừa bệnh nhân, đưa toa thuốc ung thư cho người bướu cổ, nếu con không biết bán thuốc giả, thuốc quá đát, thuốc hoàn tán cao đơn, nếu con không luyện cho thành thục tuyệt chiêu mặt dày mày dạn, thấy người hấp hối như đã chết rồi, khám bệnh răng cho con ông giám đốc trước bệnh hở van tim của bà bán rau, thì cả đời con sẽ phải nằm khoèo ở nhà mà kê đơn cho mụ vợ tới cữ hàng tháng hoặc cho thằng con út đã lên lớp bảy mà còn bị nổi sảy mé gần hậu môn…

Con lại mơ làm anh kĩ sư, ông công trình sư, bác kiến trúc sư, vẽ nên ngôi nhà đẹp, xây được con đường rộng, treo cây cầu ô văng bắc qua con sông hai bên bờ tre? Cho em thơ mỗi sáng bi bô đến trường? Cho già cỗi mỗi chiều ra công viên đánh cầu lông, đá cầu mây? Cho trẻ trung mỗi tối mò mò ra ghế đá sờ nhau và nói những những lời whisper có cánh? Cũng có một thời bố ước mơ như thế – chà, thời xưa bố còn hơn cả bây giờ, con ạ. Sự thật nó khác, khác nhiều lắm. Khi con cầm cái bằng kĩ sư, kiến trúc sư, công trình sư màu đỏ chót trên tay, con sẽ quên bẵng đi cái hoài bão xây nhà đẹp, đường rộng, cầu to mà ngày xưa con hằng ấp ủ như mái đẻ. Lúc ấy con sẽ cắm đít đọc các sách về tử vi và phong thủy để nắm các huyệt các cốc, lừa chủ nhà kiếm thêm tiền bỏ nhà băng. Con cũng sẽ tập gặm đá, gặm xi măng, gặm thép cho thật tài. Khi nhà đổ, cầu sập, nông dân chết, công nhân ngỏm, con lại trưng cái bằng của con ra, con viết lên những phương trình đầy dẫy những là xích ma, dấu chấm than, căn bậc mười bảy cùng các dấu mũ, thao thao bất tuyệt nói chuyện kỹ thuật để chứng minh rằng đời này chỉ chết vì không ai chết vì đá đè hay nằm đè lên đá. Đến khi thấy không xong, con lại sẽ phải chạy quanh, đổ cho thầu này khoán nọ, đổ cho mưa dầm lún đất, đổ cho địa tầng cà rỡn, sa tầng cà tưng. Cơ khổ.

Con lại mê làm chú nhạc sĩ, tay trái cầm cây đàn tay phải cầm cây bút Parker, sáng tác ra những bản nhạc để đời, mỗi lần hát lên là đồng bào sa lệ? Ừ, bố cũng ước ao nhà ta có người kế tục cụ tằng, đi theo con đường âm nhạc, một người nổi tiếng cả họ ké ké mùi thơm. Có thể con sẽ sáng tác nhạc cổ điển, nhạc không lời, như Môde súng sáu và Bách súng cối. Có thể con sẽ chơi nhạc rốc, con viết bài Phi-nịt, bài Í-gồ, hầu mong đồng bào ngoại công thâm hậu vừa nghe vừa tóc tai rũ rượi, lắc cổ nhịp chân. Cũng có thể con chế mấy bản kinh điển cỡ cỡ Ca-sa-bờ-lăn-ca, hoặc Bú-lê-va, hoặc Ca-lết Quít-phờ. Rồi xong, con của con ăn mì tôm, vợ của con ăn rau sống, nhà con sẽ không nuôi nổi – nếu con mua nổi một cái nhà. Vì Đàm Vĩnh Hưng sẽ không trùm mền hét bản nhạc của con. Vì Mỹ Tâm sẽ không lắc mông rú khúc hát của con. Vì anh Ưng, anh Vân, anh Đan, chị Thanh Thảo, chị Quỳnh Anh, chị Bích Hữu, các anh chị ấy sẽ không eo éo những tuyệt phẩm của con. Có gì mà éo? Không có ai thất tình, không có tay ba, không có kẻ đến trước người đến sau, không có anh chàng đẹp trai ngồi trong quán uống li cà phê, không có chuyện giữa hai người đàn ông “tôi nói anh nghe anh nghe tôi nói”, có điên mới họa may mà éo. Thôi thôi, con ạ. Chết đói đến nơi đấy, bố chẳng đùa đâu.

Con lại ái mộ ngài luật sư tung hoành ngang dọc, chạy như lăng quăng trong phòng xử án, đòi lại công bằng cho người bị oan sai, trừng phạt những kẻ gian tà. Con cày ngày cày đêm, tọng vào bụng một bồ văn sử địa đặng đi thi ban Xê. Đậu đại học luật rồi, con lại cầy đêm cầy ngầy, mệt mỏi tới mức viết sai chính tả, nhồi nhét các loại luật dân sự, hình sự, quốc sự, vô sự, nhiễu sự, và tùm lum sự nữa. Sau đấy thì con ra trường, con vào làm thư kí bồi thẩm đoàn, con leo lên được chức thẩm phán, rồi bò bò vào ghế chánh án, tay phải con cầm đế, tay trái con cầm búa. Đến lúc đấy thì, chết mẹ, con quên phắt mất cái động lực ban Xê rất là huy hoàng năm xưa. Võ khí đã có trong tay rồi, con bắt đầu mặc sức quai búa, vung đế, bẻ cái cán cân nghiêng trái quẹo phải theo ý của con – tức là của cái thằng đút tiền vào mồm con. Thế là oan tình khắp nơi, dân kêu như vạc, dân chửi như đào mả, bố đang yên vị trong mồ cũng phải đêm đêm lật bia mộ, bò dậy đi quanh, miệng huýt sáo chân nhảy bản Thriller của Mai cồ Giắc sơn, cầu cho siêu thoát.

Con cũng thần tượng chị nhà báo mặc quần bò áo thun khoét cổ hình trái tim, túi giắt mười hai cây bút bi và bảy cây bút máy, quần đeo cái máy thâu âm JVJ dung lượng 1GB $30 một cục, tay lăm lăm máy ảnh Ca nông Đi-ghi-tồ, đi phỏng vấn từ thằng giết người cho đến ông chủ tịch huyện – thật ra thời này hai loại người đó lắm khi cũng chẳng khác đếch gì nhau. Con những muốn lên mặt báo viết những bài xã luận có trọng lượng mấy ngàn kí lô Niu tơn, bênh vực kẻ thế cô. Con những mong theo gương những cụ Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Phạm Duy Tốn ngày xưa, dùng bút đâm cho mấy thằng gian ruột lủng bụng lòi, mỗi sáng uýnh thùng thiếc ca bài chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Nhưng bố bảo con, con ạ, bút giờ toàn là hàng Trung Quốc, mềm lắm, mà mấy thằng gian tà gian tế nó khoác lên người ít nhất là năm lần giáp, thế nên con có đi tập tạ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai thêm mười năm nữa cũng chẳng sờ tới rún được chúng nó đâu. Bài xã luận con viết, có cho những vàng con cũng sẽ không dám ghi cái tên rất dũng mãnh và hoành tráng mà bố mẹ đã phải nghĩ sói cả tóc mới ra là Phan Văn Đuýt Đuỵt, mà phải rụt rè sợ sệt hèn đớn thậm thụt hai chữ “PV”. Cho dù có cẩn thận che tông giấu tích như mèo giấu c** như thế, con cũng sẽ phải xộ khám như thường, vì đã trót dại động đến ông “X” bí thư, ông “Y” bí tiểu và các ông đại tiện đại loại vậy vậy. Nghe lời bố, nghề báo là bạc nghệ, không chết bắn rồi con cũng chết cùm.

Không, con ơi. Con của bố cũng có tài, cũng thông minh, cũng hiểu biết, nhưng “những-nghề-cao-cả” ấy, bố nói thẳng vào cái bản mặt cố chấp của con là con không làm được đâu.

Cái hạng con ấy à? Có mà làm ăn mày.

Ừ, phải đấy. Làm ăn mày là tốt nhất.

Làm ăn mày con sẽ dửng dưng thản nhiên không động khi nghe người ta chửi “Đồ ăn mày”.

Làm ăn mày thì nước có nghèo đến đâu cũng không xi nhê gì với con, vì con còn nghèo hơn cả nước.

Ăn mày không xây cầu sụp được, nên sẽ không có oan hồn cụt tay nào nửa đêm dựng con dậy đòi mạng.

Ăn mày không sáng tác nhạc nhảm được.

Ăn mày không vào tù vì ăn chặn đề án của chính phủ được.

Ồ dê.

Ăn mày vạn tuế.

Ừ.

Dù sao thì bố vẫn yêu con. Chúc con năm học mới thành tựu.

Con cũng đừng trách bố vì sao để con cái đi làm ăn mày. Thông cảm cho bố, đó chỉ là thói quen nghề nghiệp.

TL Bố

( Một bạn đọc cho biết tác giả là Phan Văn An, dân IT Sài Gòn)

Theo phoenixheart.net

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

cười với lượm

Thư tình tuổi 90

Cụ ông viết thư cho cụ bà ở cái tuổi gần đất xa trời.

Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắt anh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt. Nó nói thật em nhỉ, nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một.

Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc.

Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước. Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê!

Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúng mùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được hai dòng. Ngày nào viết đến ba dòng thì phải truyền một lọ đạm.

Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ. Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi. Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Đinh nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói, thích quá cơ, nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì gió biển thổi.

Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa năm thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn bốn thìa thôi là thấy no căng. Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái.

Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ. Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt.

Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng em đấy hả. Khi nghe tiếng thùm thùm tức là anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ. Đến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là anh đang hôn em.

Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.

Em ngủ ngon không?

Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm. Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá. Anh bảo, thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì.

Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên blog hồi ấy, thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa. Lũ cháu hỏi, ông ơi, blog là gì. Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật. Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt. Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anh viết, em ơi, anh nhớ em lắm nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm. Thế mới bực!

Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em.

Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé.

Anh dừng bút.

Thắng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn.

Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió.

Chie (st)